Giá điện tăng 8,36% từ ngày 20/03/2019 Bạn cần phải biết?
Chiều ngày 20/3, Bộ Công Thương tổ chức họp báo đưa tin về tăng giá điện, giá bán lẻ điện bình quân sẽ tăng với mức 8,36%. Theo đó, giá điện dự kiến tăng từ 1.720 đồng lên khoảng 1.850 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT).
Cụ thể, giá bán lẻ điện sinh hoạt sẽ được điều chỉnh tương ứng làm 6 bậc như sau:
Giá điện tặng năm 2019
Theo cách tính giá điện mới, khách hàng dùng dưới 50 kWh/tháng sẽ phải trả thêm tối đa khoảng 7.000 đồng/tháng. Với bậc 2 dùng từ 51-100 kWh, người dùng sẽ phải trả thêm nhiều nhất 14.000 đồng mỗi tháng. Khách hàng sẽ phải trả thêm cao nhất 31.600 đồng nếu dùng từ 101-200kWh/tháng. Đối với khách hàng dùng khoảng 400 kWh sẽ phải trả thêm 77.200 đồng/tháng.
Hiện nay, trên cả nước có khoảng 25,8 triệu khách hàng dùng điện sinh hoạt. Trong đó, số lượng khách hàng sử dụng điện dưới 100 kWh/tháng chiếm đa số khoảng 35,6%, còn lượng hộ dùng trên 300 kWh/tháng chiếm chưa đến 15%, còn trên 400 kWh/tháng chỉ chiếm 7,1%.
Những hộ nghèo, hộ chính sách sẽ được Chính Phủ hỗ trợ trực tiếp là 50.340 đồng/tháng theo quyết định 28/2014/QĐ-TTg.
Đối với khách hàng kinh doanh, ông Đinh Quang Tri, Phó tổng GĐ Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cho biết theo thống kê cả nước năm 2018 đang có 443.000 khách hàng. Theo đó, bình quân mỗi khách hàng phải trả tăng thêm khoảng hơn 500.000 đồng/tháng.
Hiện, có hơn 1,413 triệu khách hàng sản xuất. Với mức tăng giá điện hiện hành, mỗi khách hàng phải trả thêm bình quân 12,39 triệu tiền điện/tháng (với điều kiện sử dụng điện tương đương năm 2018).
Đối với sản xuất xi măng, khách phải tăng thêm thấp nhất 7,19%, trả thêm 13 triệu đồng/tháng. Khách hàng sử dụng điện trả thêm cao nhất là 95 triệu đồng/tháng, tăng 8,94%.
Khi khảo sát 40 khách hàng sử dụng nhiều điện về sản xuất thép, xi măng, hộ trả thêm thấp nhất là 7,3%, tương đương 50 triệu đồng/tháng. Khách hàng trả thêm cao nhất là 8,28%.
Vì sao giá điện tăng hơn 8%?
Thứ nhất, cơ cấu nguồn điện huy động trong năm 2019, với tốc độ tăng trưởng GDP năm 2019 dự kiến khoảng 6,8%, Bộ Công Thương dự báo tổng sản lượng điện thương phẩm năm 2019 toàn quốc sẽ đạt 211,9 tỷ kWh.
Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 4677 về kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2019, dự kiến cơ cấu nguồn điện sẽ bao gồm các loại hình như nhà máy thủ điện, nhiệt điện than, tuabin khí, nhiệt dầu, các nhà máy điện mặt trời, gió, sinh khối.
Bên cạnh đó, trong phương án tính giá điện, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cập nhật tình hình thủy văn, mực nước các hồ thủy điện, tiến độ các nhà máy điện theo thực tế đến hết tháng 01 năm 2019.
Thứ hai, các yếu tố đầu vào trong phương án giá điện năm 2019 như giá than nội địa, giá than pha trộn giữa than nhập khẩu với than sản xuất trong nước của một số nhà máy điện, dự báo về giá than nhập khẩu cung cấp cho các nhà máy điện theo dự báo của Ngân hàng thế giới, giá than thế giới năm 2019 giảm khoảng 7,41% so với năm 2018.
Bên cạnh đó, thuế bảo vệ môi trường đối với than và dầu tăng thêm kể từ ngày 1/1/2019 theo Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14 ngày 26/9/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Dự báo về tỷ giá năm 2019 giữa VND với các ngoại tệ như USD, Euro, Yên Nhật… trên cơ sở số liệu thực tế của năm 2018 và dự báo tỷ giá năm 2019.
Theo ông Tuấn một nguyên nhân khác đó là các khoản chi phí còn treo chưa được đưa vào giá điện trong các năm trước (chênh lệch tỷ giá). Mức độ phân bổ sẽ được xem xét được xem xét trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng của điều chỉnh giá điện đến đánh giá ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá điện đến các chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất và tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước cũng đánh giá ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá điện đến các ngành nghề sản xuất và các hộ sinh hoạt.
“Với các thông số đầu vào nêu trên, phương án giá điện đã được xây dựng theo nhiều kịch bản khác nhau. Các phương án được cân nhắc với mục tiêu là đưa vào dần các chi phí còn treo, đồng thời đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, có xem xét đến tình hình kinh tế vĩ mô”, ông Tuấn cho hay.
Bộ Công Thương đã phối hợp với Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thực hiện đánh giá tác động của các phương án điều chỉnh giá điện đến các chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất và tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước.
Cụ thể, các phương án điều chỉnh giá điện làm tăng CPI trong khoảng từ 0,26% – 0,31%, làm tăng PPI trong khoảng từ 0,15% – 0,19%, làm giảm GDP trong khoảng từ 0,22% – 0,25%.
Như vậy, nếu giá điện lần này được điều chỉnh tăng ở mức 8,36% so với giá điện bình quân hiện hành thì giá điện của Việt Nam sẽ ở mức 0.080 USD/kWh (tỷ giá tại ngày 20/3/2019).
Như trên, DoctorHouses đã chia sẽ với các bạn về giá điện, Điện và nước có vai trò quan trọng, thiết yếu trong sinh hoạt gia đình như sinh hoạt ăn uống, tắm rửa…, chi phí cho điện và nước hàng tháng tốn kém sẽ ảnh hướng đến kinh tế chung của gia đình. Hay lưu ý sử dụng điện và nước hợp lý tránh lãng phí. Tìm hiểu thêm cách tính giá nước sinh hoạt tại các thành phố trong bài viết dưới đất nhé.